1. Điều gì xảy ra nếu người dùng nhận thành phẩm sản xuất (receipt from production) mà chưa thực hiện xuất kho nguyên vật liệu (issue for production)?
Trường hợp này hệ thống sẽ tạm tính giá trị thành phẩm theo cách Estimated Product Cost, theo đó hệ thống sẽ tính bằng cách lấy số lượng nguyên liệu thành phần (components) dự kiến x chi phí mã hàng (item cost) hợp lý hiện tại của nguyên liệu thành phần.
2. Điều gì xảy ra nếu xuất nguyên liệu cho sản xuất vượt quá số lượng kế hoạch?
Giá trị thành phẩm được tính bằng cách lấy số lượng nguyên liệu thành phần kế hoạch x chi phí thực tế (actual cost) của nguyên liệu thành phần. Chi phí của phần xuất thừa chưa được phản ánh trong giá trị thành phẩm lúc này, chi phí này sẽ được sử dụng để đánh giá lại giá trị thành phẩm khi người dùng thao tác đóng lệnh sản xuất (closed).
3. Điều gì xảy ra nếu chi phí mã hàng (item cost) của các nguyên liệu thành phần thay đổi trong quá trình sản xuất?
Về cơ bản, những thay đổi của item cost chưa ảnh hưởng lập tức đến giá thành sản phẩm mà chúng chỉ ảnh hưởng tại thời điểm có giao dịch nhập kho thành phẩm. Tại từng thời điểm nhập kho thành phẩm, hệ thống vẫn tính giá thành sản phẩm theo Estimated Product Cost như đã đề cập ở câu 1.
Các thay đổi sẽ được phản ánh trong báo cáo Variance Report và là cơ sở để hệ thống điều chỉnh giá thành khi người dùng thao tác đóng lệnh sản xuất.
4. Điều gì xảy ra nếu tại thời điểm nhập kho thành phẩm, hệ thống không có đủ số lượng hoặc thậm chi không có tồn kho để thực hiện việc tính toán giá thành sản phẩm theo Estimated Product Cost?
Khi nguyên liệu chưa được xuất cho sản xuất, hệ thống sẽ tính bằng cách lấy thông tin item cost của các nguyên liệu hiện có.
- Nguyên liệu thành phần được đánh giá theo phương pháp FIFO – Khi ước tính, nguyên liệu thành phần được định giá với lớp giá cũ nhất hiện có (oldest layer), lần lượt là các lớp giá mới hơn. Nếu tồn kho bằng 0 lớp giá gần nhất sẽ được chọn để sử dụng cho ước lượng.
- Nguyên liệu thành phần được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền (Moving Average) - giá trị hiện tại sẽ được sử dụng.
- Nguyên liệu thành phần được đánh giá theo phương pháp thực tế đích danh (batch/serial) – Giá trung bình của các nguyên liệu thành phần đã được xuất sẽ được sử dụng. Nếu chưa xuất thì giá trị 0 sẽ được dùng cho ước lượng..
Nếu nguyên liệu thành phần không có hàng tồn kho hoặc nguyên liệu thành phần đó chưa bao giờ được nhập kho (hay nói cách khác là không xác định được chi phí) thì ước lượng sản phẩm sẽ có giá thành bằng 0.
5. Tại sao xuất hiện phần chênh lệch sản xuất (production variance) và cách hệ thống SAP B1 xử lý production variance khi đóng lệnh sản xuất?
Nếu có sự khác biệt giữa giá trị xuất (item + machine + labor) và giá trị nhập (thành phẩm) thì đó chính là production variance.
Sau đây là một vài nguyên nhân chính:
- Số lượng xuất thực tế lớn hơn số lượng kế hoạch >>> gây nên chênh lệch âm
- Số lượng xuất thực tế nhỏ hơn số lượng kế hoạch >>> gây nên chênh lệch dương
- Nhập thành phẩm trước khi xuất nguyên vật liệu sẽ dẫn đến tình huống hệ thống ước lượng giá thành sản phẩm dựa trên cấu trúc thành phần của lệnh sản xuất và giá trị hiện tại của các nguyên liệu thành phần
Khi hoàn thành lệnh sản xuất và thực hiện đóng (closed) lệnh, nếu có phát sinh production variance, hệ thống sẽ đánh giá lại giá trị thành phẩm sản xuất.
6. Có những hạch toán kế toán nào tự động phát sinh đằng sau những giao dịch liên quan đến lệnh sản xuất?
- Issue for Production: chứng từ này sẽ hạch toán vào tài khoản chi phí sản xuất dở dang
Nợ 154
Có 152, 153, 622, 627,...
- Receipt from Production: chứng từ này sẽ hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho thành phẩm
Nợ 155
Có 154
- Production Order closure: điều chỉnh tăng/giảm giá trị thành phẩm
Trường hợp tăng:
Nợ 155
Có 632 WIP Inventory Variance Account
Nợ 632 WIP Inventory Variance Account
Có 154
Trường hợp giảm:
Nợ 632 WIP Inventory Variance Account
Có 155
Nợ 154
Có 632 WIP Inventory Variance Account
7. Có cách nào thay đổi giá thành sản phẩm để phản ánh giá nguyên liệu thành phần tăng lên không, thậm chí đối với các lệnh sản xuất đã được đóng?
Bạn có thể sử dụng chức năng Production Cost Recalculation Wizard để điều chỉnh giá thành sản phẩm của lệnh sản xuất đã đóng (closed production order) do sự thay đổi giá của nguyên liệu thành phần. Tuy nhiên, chức năng này chỉ có thể sử dụng để đánh giá lại đối với thành phẩm sử dụng phương pháp định giá đích danh (Serial/Batch valuation method) và có ít nhất một nguyên liệu thành phần (component) cũng sử dụng phương pháp định giá đích danh.
8. Có cách nào để bổ sung chi phí sản xuất chung vào lệnh sản xuất?
Bạn có thể sử dụng Resource với phân loại Other và khai báo chi phí sử dụng bao nhiêu (quản lý chung, điện, nước, công cụ dụng cụ,...) cho một đơn vị tính