Các phương pháp tín...
 
Notifications
Clear all

Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho trong hệ thống ERP SAP Business One

7 Posts
2 Users
1 Reactions
2,605 Views
admin
Posts: 478
Admin
Topic starter
(@admin)
Noble Member
Joined: 3 years ago

Mỗi một doanh nghiệp tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh của mình mà áp dụng phương pháp tính giá trị tồn kho, có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán nhưng phải sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

Hệ thống ERP SAP Business One hỗ trợ đầy đủ các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo TT200 như: bình quân gia quyền, thực tế đích danh, FIFO. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ phương pháp tính theo giá kế hoạch (Standard Cost).

1. Bình quân gia quyền (Moving Average)

Giá của hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy tổng giá trị / tổng số lượng. Ngay khi có giao dịch nhập kho thì giá sẽ lập tức được tính lại

Ví dụ:

[img] [/img]

2. Nhập trước xuất trước (First In First Out - FIFO)

Đây là phương pháp xác định giá của hàng tồn kho tuần tự từ lần nhập sớm nhất đến lần nhập trễ nhất mà không quan tâm cụ thể đến việc chọn xuất kho của lần nhập hàng nào.

Ví dụ:

[img] [/img]

3. Thực tế đích danh (Serial/Batch Valuation)

Phương pháp này xác định cụ thể giá xuất kho chính xác theo giá của lô được chọn xuất kho.

Ví dụ:

  • Tình huống xuất kho 1:

[img] [/img]

  • Tình huống xuất kho 2:

[img] [/img]

  • Tình huống xuất kho 3

[img] [/img]

4.Giá kế hoạch (Standard Cost)

Giá kế hoạch được xác định trước và cố định trong kỳ cho dù giá mua (giá thành sản xuất) thực tế cao / thấp hơn giá kế hoạch. Khoảng chênh lệch sẽ được đưa vào tài khoản khác với tài khoản kho, dựa vào đó có thể biết được mức độ biến động giữa giá kế hoạch và giá mua/sản xuất thực tế.

Giá kế hoạch chỉ thay đổi khi người dùng thực hiện thao tác thiết lập giá mới bằng chức năng Inventory Revaluation.

Ví dụ:

[img] [/img]

Trong 4 cách trên thì đa số doanh nghiệp lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền. Mặc dù theo lý thuyết, phương pháp thực tế đích danh nên là phương pháp tốt nhất bởi nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Nhưng việc ứng dụng nó cần có điều kiện mã hàng phải sử dụng cách thức quản lý Serial/Batch Number. Thêm nữa, trong 3 tình huống xuất kho trên có thể nhận thấy giá vốn hàng bán dễ dàng bị tác động bởi việc chọn lô hàng xuất nên dễ dẫn đến tình huống chủ động tác động làm thay đổi lời/lỗ trong kỳ của doanh nghiệp.

Reply
6 Replies
2 Replies
(@hieutran)
Joined: 9 months ago

New Member
Posts: 3

@admin cho mình hỏi với ạ! SAP B1 không có phương pháp tính giá Bình quân gia quyền cuối kỳ đúng không ạ.

Reply
admin
Admin
(@admin)
Joined: 3 years ago

Noble Member
Posts: 478

@hieutran SAP Business One có 2 cơ chế quản lý hàng tồn kho:

  • Tick chọn Perpetual Inventory: áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên >>> khi đó hệ thống hỗ trợ các phương pháp định giá: FIFO, Moving Average, Serial/Batch, Standard như đã đề cập ở #post 1.

  • Không tick chọn Perpetual Inventory: áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ >>> khi đó hệ thống hỗ trợ báo cáo Inventory Valuation Report để đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ theo cách tính "Moving Average" >>> đây chính là cách "Bình quân gia quyền cuối kỳ".

Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP SAP Business One được thiết kế để hỗ trợ ra quyết định nên thường được triển khai với tùy chọn "Use Perpetual Inventory". Bằng cách này, việc vận hành và khai thác hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp biết được thông tin theo thời gian thực về giá vốn, lợi nhuận gộp và xa hơn là các thiết lập duyệt chứng từ dựa trên các thông tin trên.

Nếu bạn vẫn còn điểm nào chưa rõ, vui lòng chia sẻ để admin hỗ trợ thêm.

Reply
Posts: 3
(@hieutran)
New Member
Joined: 9 months ago
  • Không tick chọn Perpetual Inventory: áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ >>> khi đó hệ thống hỗ trợ báo cáo Inventory Valuation Report để đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ theo cách tính "Moving Average" >>> đây chính là cách "Bình quân gia quyền cuối kỳ".

Nghĩa là với tùy chọn này, đến cuối kỳ hoặc thời điểm bất kỳ, người dùng có thể chủ động tính lại giá xuất kho cho các phiếu xuất trong kỳ đúng không ạ?

Nếu đúng như vậy, cho mình hỏi thêm có thể thay đổi tùy chọn "Perpetual Inventory" này không?. Vì ban đầu đơn vị triển khai đã khai báo, và hiện tại thiết lập này đang bị Rem lại, không cho thay đổi.

Mình cảm ơn ạ!

 

Reply
3 Replies
admin
Admin
(@admin)
Joined: 3 years ago

Noble Member
Posts: 478

@hieutran Sau khi đã có giao dịch, hệ thống sẽ khóa lại và không thể thay đổi. Chỉ có cách làm lại database mới thôi.

Reply
(@hieutran)
Joined: 9 months ago

New Member
Posts: 3

@admin vâng, mình cảm ơn ạ!

Đơn vị triển khai lại tư vấn là không có phương pháp tính giá bình quân gia quyền cuối kỳ 🥲

Reply
admin
Admin
(@admin)
Joined: 3 years ago

Noble Member
Posts: 478

@hieutran bạn có thể download tài liệu liên quan để tham khảo thêm nhé. Sau đó đối chiếu với nhu cầu của doanh nghiệp để xác định mức độ phù hợp hay không.

https://forum.sapb1.vn/community/download/how-to-set-up-and-manage-a-nonperpetual-inventory-system_9-1/

***Nếu vẫn còn thêm câu hỏi khác chủ đề này, vui lòng tạo mới topic mình sẽ hỗ trợ giải đáp thêm nhé.

Reply
Share:
x  Powerful Protection for WordPress, from Shield Security
This Site Is Protected By
Shield Security